Cổ đông lớn là gì? Khái niệm, Quyền và Nghĩa vụ

Giới thiệu

Khi tìm hiểu nghiên cứu chứng khoán, đọc báo thấy Cổ đông lớn khi giao dịch phải báo cáo. Vậy Cổ đông lớn là gì, quyền lợi và trách nhiệm trong Doanh nghiệp Niêm yết / Đại chúng. Bài viết này sẽ làm rõ khái niệm này. Nội dụng chính gồm:

+ Khái niệm Cổ đông lớn là gì?
+ Quyền lợi của Cổ đông lớn.
+ Nghĩa vụ Cổ đông lớn – Công bố thông tin giao dịch.

—————————————————————

Khái niệm Cổ đông lớn là gì?

– Khái niệm – Cổ đông lớn: Theo khoản 18, Điều 4, Luật Chứng khoán 2019 thì “Cổ đông lớn là Cổ đông sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một Tổ chức phát hành”. Trong đó:

+ Cổ đông ở đây có thể là một cá nhân, tổ chức, hoặc một nhóm Cổ đông có liên quan với nhau.
+ Cổ phiếu có quyền biểu quyết là loại Cổ phiếu mà người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông (Theo Khoản 33 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).

Trong ảnh: Quy định của Luật về Định nghĩa Cổ đông lớn – Khoản 18, Điều 4, Luật Chứng khoán 2019 (Link gốc ảnh)

Do đó, có thể hiểu Số cổ phiếu có quyền biểu quyết chính là Số cổ phiếu đang lưu hành của Công ty trên Thị trường hay bằng Số cổ phiếu đã phát hành trừ Số cổ phiếu công ty mua lại làm Cổ phiếu Quỹ. Xem thêm: Mệnh giá Chứng khoán, Cổ phiếu Quỹ và Số lượng Cổ phiếu Đang lưu hành.

Như vậy, trong một Công ty, nếu một Cổ đông hoặc một nhóm Cổ đông có liên quan đang sở hữu từ 5% trở lên số Cổ phiếu có quyền biểu quyết (ở đây hiểu cụ thể là Cổ phiếu đang lưu hành) thì Cổ đông hoặc nhóm Cổ đông đó được xem là Cổ đông lớn.

Ví dụ: Ta có danh sách các Cổ đông lớn và Tỷ lệ sở hữu đi kèm tại Thế giới Di động (MWG) được cập nhật trên Webiste CafeF như Hình ảnh dưới.

Trong ảnh: Báo cáo thay đổi Tỷ lệ sở hữu của Nhóm Cổ đông lớn Dragon Capital tại Cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen (Mã CK: HSG) (Link gốc ảnh)

—————————————————————

Quyền lợi của Cổ đông lớn

Về mặt nguyên tắc, quyền biểu quyết của mỗi cổ phần trong một Công ty là giống nhau. Tuy nhiên, Cổ đông lớn sở hữu nhiều cổ phiếu hơn thì sẽ ảnh hưởng và quyền nhiều hơn so với các cổ đông nhỏ tại Công ty. Cụ thể:

Cổ đông và Nhóm Cổ đông sở hữu từ 5%: có quyền xem xét, tra cứu biên bản, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, … và yêu cầu triệu tập Đại hội cổ đông nếu thấy HĐQT vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông … như hình dưới.

Cổ đông và Nhóm Cổ đông sở hữu từ 10%: có thêm quyền đề người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Công ty hay cổ đông là tổ chức có tỷ lệ sở hữu từ 10% có thể ủy quyền tối đa cho 3 người đại diện.

Trong ảnh: Quyền của Cổ đông / Nhóm Cổ đông sở hữu 5% và 10% – Điều 115, Luật Doanh nghiệp 2020 (Link gốc ảnh)

Theo quy định tại Điều 148, Luật Doanh nghiệp 2020 về Điều kiện Nghị quyết Đại hội cổ đông được thông qua thì:

Cổ đông và Nhóm Cổ đông sở hữu từ 65%: đưa ra các quyết định quan trọng nhất của Công ty như thay đổi ngành nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể Công ty, … Như vậy:

+ Cổ đông và Nhóm cổ đông từ 65% được coi là chủ tuyệt đối vì quyết định được mọi hoạt động của Công ty.
+ Cổ đông và Nhóm cổ đông hơn 35% như 35,01% hay 36% được coi chủ tương đối vì có quyền phủ quyết tại Đại hội (Phần còn lại không thể đủ 65%).

Ngoài ra, Nghị quyết sẽ được thông qua khi > 50% tán thành khi các Quyết định không quan trọng hoặc Nghị quyết được tổ chức dưới dạng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Xem thêm: Điều 148 – Luật Doanh nghiệp 2020

—————————————————————

Nghĩa vụ Cổ đông lớn – Công bố thông tin giao dịch

– Theo quy định tại Luật Chứng khoán 2019 và Thông tư 96/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính, Cổ đông lớn của Công ty Đại chúng có nghĩa vụ Công bố Thông tin giao dịch. Cụ thể:

+ Cổ đông / Nhóm Cổ đông khi trở thành hoặc không còn là Cổ đông lớn 5%: có 05 ngày làm việc để công bố.
+ Cổ đông / Nhóm Cổ đông khi tỷ lệ sở hữu thay đổi ngưỡng 1%: có 05 ngày làm việc để công bố.

Nơi nhận Báo cáo Cổ đông lớn: Công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán và Sở Giao dịch Chứng khoán.

Trong ảnh: Thông báo về việc không còn lại cổ đông lớn của AFC VF Limted tại Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã CK: TNG) (Link gốc ảnh)

– Ví dụ về Giao dịch của Cổ đông lớn và trách nhiệm phải báo cáo. Cụ thể:

+ Cổ đông lớn A nắm 5,01% Công ty Niêm yết X từ lâu.
+ Ngày 05/09/2024 – Thứ 5: mua thêm 0,25%. Tỷ lệ sở hữu tăng lên 5,26% và không phải báo cáo.
+ Ngày 09/09/2024 – Thứ 2: mua thêm 0,63%. Tỷ lệ sở hữu tăng lên 5,99% và vẫn không phải báo cáo.

+ Ngày 13/09/2024 – Thứ 6: mua thêm 0,05%. Tỷ lệ sở hữu tăng lên 6,04% và đã vượt ngưỡng 1%. A có 5 ngày làm việc để báo cáo và Hạn nộp Báo cáo đại chúng là Thứ 6 – 20/09/2024.

Trên đây là Khái niệm Cổ đông lớn là gì? Đặc điểm, Quyền lợi và Nghĩa vụ của Cổ đông lớn. Nếu còn vướng mắc, xin thông tin liên hệ lại.

—————————————————————

Các bài viết khác có liên quan

> Mệnh giá Chứng khoán, Cổ phiếu Quỹ và Số lượng Cổ phiếu Đang lưu hành
> Công ty Đại chúng và Công ty Đại chúng Quy mô lớn

—————————————————————

Các bài viết khác có thể bạn quan tâm

> Các bước Tìm hiểu Chứng khoán
Dịch vụ Ủy thác Đầu tư Chứng khoán – Đầu tư “Hộ”
> Khóa học Chứng khoán Cơ bản tại Hà Nội   /   Khóa học Chứng khoán Online

—————————————————————

(Hiep Bui / Kieu Oanh – Tháng 10/2024)