Chỉ số P/E là gì? Cách tính, Ý nghĩa và Ví dụ (Phần 1)
Giới thiệu
Đối với các Nhà Đầu tư trên Thị trường Chứng khoán, muốn đưa ra được quyết định mua hay bán một Cổ phiếu thì việc đầu tiên cần nắm được là Giá trị hiện tại của Cổ phiếu đang ở đâu và đang “rẻ” hay “đắt”. Và một trong những Chỉ số Tài chính cơ bản nhất trong việc Định giá Cổ phiếu là Chỉ số P/E. Đây cũng là loại Chỉ số rất quen thuộc và được nhiều Nhà Đầu tư quan tâm. Vậy Chỉ số P/E là gì? Cách tính và ý nghĩa của P/E như thế nào? Trong Bài viết này, mình sẽ đưa ra những phân tích cơ bản để các bạn có thể hiểu rõ hơn. Bài viết này cũng thường được tìm đến sau khi đã nắm rõ Kiến thức Cơ bản Chứng khoán và biết cách Phân tích Cổ phiếu. Về cơ bản, các Vấn đề chính gồm:
+ Chỉ số Tài chính P/E là gì? Công thức tính Tổng quát & Ví dụ.
+ Ý nghĩa và Cách dùng Chỉ số P/E.
+ Ứng dụng của Chỉ số P/E trong Định giá Cổ phiếu.
+ Mối quan hệ giữa Rủi ro & Lợi nhuận, Lãi suất Tiền gửi và Nguồn gốc Định giá P/E.
+ Cấu trúc Định giá Cơ bản và Cấu trúc Định giá Tổng quát – Định giá P/E.
+ Cổ phiếu Tăng trưởng – Định giá P/E cao – Cơ sở và Lý luận.
+ Một số Lưu ý Cổ phiếu Tăng trưởng – Thời điểm Theo dõi & Mua Bán.
—————————————————————
1. Chỉ số Tài chính P/E là gì? Công thức tính Tổng quát & Ví dụ
– Khái niệm Chỉ số P/E: Đây là Chỉ số được viết tắt của từ Price to Earning ratio, là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa Giá thị trường của cổ phiếu (Price) và Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Chỉ số P/E là một chỉ số Định giá quan trọng trong trường hợp Doanh nghiệp có Lợi nhuận và Kỳ vọng làm ăn tốt. Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ Cổ phiếu. Hay, bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu tiền cho cổ phiếu của 1 doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận (thu nhập) của Doanh nghiệp đó.
Ví dụ: Ngân hàng TMCP Quân đội – MB (Mã: MBB) hiện có Giá Cổ phiếu – P là 19,55 ngàn đồng; EPS cơ bản là 3,96 ngàn đồng nên P/E là 19,55 / 3,96 = 5,04. Điều đó có nghĩa là để thu lại 1 đồng lợi nhuận từ 1 cổ phiếu MBB trong Kỳ thì bạn cần bỏ ra 5,04 đồng để sở hữu cổ phiếu đó.
– Công thức tổng quát tính Chỉ số P/E: Để tính chỉ số P/E của một doanh nghiệp nào đó, có 2 yếu tố cấu thành đó là: Giá thị trường của Cổ phiếu (Price hay viết tắt là P) và Lợi nhuận ròng của cổ phiếu (EPS hay viết tắt là P), cụ thể: P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
Trong đó:
+ Giá thị trường của Cổ phiếu (Price – P): đây chính là Thị giá hay Giá Cổ phiếu hiện tại đang được mua bán thành công trên Sàn Chứng khoán. Giá thị trường của Cổ phiếu được xác định bởi quan hệ cung – cầu trên Thị trường giữa người mua và người bán, chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, do vậy nó thường xuyên biến động.
+ Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (Earnings Per Share – EPS): đây là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp phân bổ cho mỗi cổ phần đang lưu hành trên thị trường (Hay Lợi nhuận bình quân của một Cổ phiếu). Nó thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Công thức tính tổng quát cụ thể như sau: EPS = (Lợi nhuận ròng – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành. Bạn có thể xem thêm Bài viết sau để hiểu hơn về Khái niệm này Chỉ số EPS cơ bản và EPS pha loãng là gì? Cách tính và Ví dụ.
Ví dụ: Tính hệ số Định giá P/E của Cổ phiếu MBB – Ngân hàng Quân đội tại Phiên đóng cửa Ngày 19/06/2023 như hình trên:
+ Mũi tên số 1 – Lãi ròng: Tại tháng 6/2023 thì tại có Lợi nhuận ròng 4 Quý gần nhất của Cổ phiếu MBB lần lượt là:
* Lãi ròng Quý 2/2022: 4.623,202 tỷ đồng – Lãi ròng Quý 3/2022: 4.879,193 tỷ đồng.
* Lãi ròng Quý 4/2022: 3.434,131 tỷ đồng – Lãi ròng Quý 1/2023: 5.023,662 tỷ đồng.
* Tổng Lãi ròng 4 Quý gần đây: 17.960,188 tỷ đồng.
+ Mũi tên số 2 – Số lượng Cổ phiếu lưu hành: theo công bố là 4.533.986.133 cổ phiếu hay tương đương Vốn Điều lệ 45.339 tỷ đồng.
+ Mũi tên số 3 – Giá Cổ phiếu: đóng cửa Phiên 19/06/2023 – MBB có giá 19.550 đồng.
+ Mũi tên số 4 – Tính EPS cơ bản và P/E:
* EPS = Lãi ròng 4 Quý (17.960,188 tỷ đồng) / Số lượng CP LH (4.533.986.133 CP) = 3.961 đồng / CP.
* P/E = Giá Cổ phiếu (19.550 đồng) / EPS (3.961 đồng) = 4,9353 lần (Như vậy CafeF ở trên là tính sai hoặc cập nhật chậm).
– Cách tính P/E khác: Có thể thấy, trong việc tính toán EPS với công thức là = (Lãi ròng – Cổ tức ưu đãi) / Số lượng CP lưu hành bình quân. Để đơn giản hóa việc tính toán thì:
+ Số lượng Cổ phiếu lưu hành: thay vì chọn bình quân, thì chúng ta có thể chọn Số lượng Cổ phiếu lưu hành cuối kỳ do theo thống kê thường trong năm các Công ty Niêm yết cũng ít khi thay đổi Số lượng Cổ phiếu lưu hành hoặc nếu có thay đổi thì thường không lớn quá nên giữa 2 kết quả không có sự khác biệt quá lớn.
+ Cổ tức ưu đãi: trong thực tế hiện nay thì có rất ít Doanh nghiệp thực hiện việc chia Cổ tức ưu đãi nên ta cũng có thể bỏ qua phần này để đơn giản hóa phép tính.
Khi đó ta có Công thức tính EPS được đơn giản lại là Lợi nhuận ròng / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành cuối kỳ. Từ đó, ta cũng có cách tính nhanh P/E của Công ty Niêm yết diễn giải như trên hình. Chỉ số P/E = Giá Cổ phiếu / EPS = Vốn hóa / Lãi ròng. Chỉ tiêu Lợi nhuận ròng ở đây chính là Tổng Lợi nhuận ròng của 4 Quý liền trước thời điểm tính. Và đây chính là cách tính khác mang tính rút gọn.
Ở Ví dụ trên, ta đã biết cách tính Chỉ số P/E qua Giá cổ phiếu (P) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) (Như Cách 1 – Hình trên – Phía trên). Ngoài ra, ta cũng có thể dùng cách tính khác như Cách 2 – Hình trên – Phía dưới thông qua Vốn hóa Thị trường và Lợi nhuận ròng. Vẫn Ví dụ về Cổ phiếu MBB – Ngân hàng Quân đội – Ngày 19/06/2023, ta có:
* Vốn hóa Thị trường: Cổ phiếu MBB – Ngày 19/06/2023 = Số lượng Cổ phiếu đang lưu hành x Giá cổ phiếu = 4.533.986.133 x 19.550 = 88.639.428.900.150 đồng hay 88.639 tỷ đồng.
* Lợi nhuận ròng: Cổ phiếu MBB – Tháng 6/2023 – 4 Quý gần đây = 17.960.188.000.000 đồng hay 17.960 tỷ đồng (Từ Quý 2/2022 đến Quý 1/2023 tương tự như Cách 1).
* Chỉ số P/E: Cổ phiếu MBB – Ngày 19/06/2023 = Giá cổ phiếu / EPS = (Giá Cổ phiếu x Số lượng Cổ phiếu đang lưu hành) / (EPS x Số lượng Cổ phiếu đang lưu hành) = Vốn hóa Thị trường / Lợi nhuận ròng = 88.639.428.900.150 / 17.960.188.000.000 = 4,9353 lần.
Như vậy Cách tính thông qua Vốn hóa và Lãi ròng cũng cho kết quả tương tự. Cá nhân mình ứng dụng trong thực tế thì cách này đơn giản hơn vì Vốn hóa có nhân nhẩm hoặc xem trên các Trang Tài chính như CafeF khá dễ dàng và đại lượng thứ 2 là lợi nhuận 4 Quý cũng dễ dàng tìm kiếm tính nhẩm.
—————————————————————
2. Ý nghĩa và Cách dùng Chỉ số P/E
– Giới thiệu – Ý Nghĩa Chỉ số: Chỉ số Định giá P/E nêu rõ mối quan hệ giữa Chi phí – Giá phải trả để có một Tài sản và Lợi nhuận sinh ra từ Tài sản đó trong 1 năm. Và để đơn giản hóa hơn cũng như không làm mất tính tổng quát của vấn đề thì mình sẽ vừa ví dụ vừa giải thích về ý nghĩa và cách dùng. Ví dụ: ta có 2 Doanh nghiệp cần so sánh là:
+ Doanh nghiệp A: Lãi năm ngoái – 2022 là 1.000 tỷ đồng, Vốn hóa hiện tại 10.000 tỷ đồng.
+ Doanh nghiệp B: Lãi năm ngoái – 2022 là 200 tỷ đồng, Vốn hóa hiện tại là 1.000 tỷ đồng.
Như vậy Doanh nghiệp A: muốn mua thì cần 10 ngàn tỷ đồng và sinh lời 1 ngàn tỷ đồng thì Hệ số P/E = 10.000 / 1.000 = 10 lần hay 10 đồng bỏ ra mua Tài sản A thì thu về 1 đồng hay 10% trên Vốn Đầu tư. Còn Doanh nghiệp B: muốn mua thì cần 1 ngàn tỷ đồng thì Hệ số P/E = 1.000 / 200 = 5 lần hay dùng 5 đồng bỏ ra mua Tài sản B thì thu về 1 đồng hay 20% trên Vốn Đầu tư.
Ta cũng có thể diễn giải thích theo công thức nghịch đảo lại của Chỉ số P/E là E/P: E/P = Lãi / Vốn hóa = 1.000 / 10.000 = 10% với Doanh nghiệp A hay 200 / 1.000 = 20% với Doanh nghiệp B thì cũng cho Ý nghĩa Hệ số Định giá về Lợi nhuận tương tự nhưng được quy đổi theo hướng 1 đồng Vốn Đầu tư thì ra bao nhiêu % Lợi nhuận trong 1 năm.
Như vậy, Hệ số P/E có ý nghĩa lớn trong việc Định giá theo hướng Lợi nhuận thông qua hiệu suất Đầu tư – Quan hệ giữa Vốn Đầu tư và Lợi nhuận có thể kiếm được. Và một cách thuần túy như trong Ví dụ trên về 2 Doanh nghiệp A / B và giả định rằng 2 Doanh nghiệp này cùng ngành, ổn định và không có rủi ro / kỳ vọng gì đặc biệt thì có thể khả định B tốt hơn A vì hiệu suất E/P 20% của B > 10% của A sinh lời tốt hơn hay P/E của B là 5 < P/E của A là 10. Kết luận, B tốt hơn A nếu được cân nhắc lựa chọn Đầu tư.
– Cách dùng Chỉ số P/E: ở trên bạn có thể thấy để đưa ra kết luận Đầu tư vào B tốt hơn vào A nếu xét theo Định giá Đầu tư bằng Chỉ số P/E thì mình đã phải đưa ra một loạt giả định: A và B luôn ổn định, không có kỳ vọng gì đặc biệt, không có rủi ro gì đặc biệt. Tuy nhiên trong thực tế thì việc giả định như vậy để đơn giản hóa cách hiểu chứ không thường xuyên diễn ra. Chúng ta cùng theo dõi tiếp diễn biến:
Trong ảnh trên có thể thấy, chúng ta đang ở đầu năm 2023 và do đó chỉ có kết quả kinh doanh gần là Năm 2022. Ở đây nếu chỉ xét đến năm 2022 thì rõ ràng là chọn B sẽ tốt hơn là chọn A do hiệu suất Đầu tư theo Lợi nhuận 20% > 10%. Tuy nhiên, có một yếu tố quan trọng tham gia vào công thức trên là Lợi nhuận và Lợi nhuận này lại quá khứ, thứ đã diễn ra chứ không hẳn là tương lai, trong khi công việc của Đầu tư lại hướng về tương lai, ít nhất là tương lai gần trong 1 năm tới chả hạn.
Vẫn trong ảnh trên, nếu chỉ dựa vào hiện tại B sẽ tốt hơn A nhưng nếu xét tương lai 2 năm sau, Ví dụ như A có lợi nhuận tăng trưởng mạnh từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng – 2023 và 3.000 tỷ đồnng – 2024 (Do sự Mở rộng Kinh doanh, Giá hàng hóa tăng, Tiết giảm Chi phí, …). Trong khi Lãi của B thì không thay đổi 2 năm tiếp và vẫn luôn là 200 tỷ đồng. Tính toán lại, ta có:
+ Doanh nghiệp A: Lãi 2024 là 3.000 tỷ đồng (Giả định sẽ cầm dài hạn ít nhất 2 năm), Vốn hóa hiện tại 10.000 tỷ đồng nên chỉ số P/E = 10.000 / 3.000 = 3,33 lần hay E/P = 3.000 / 10.000 = 30%.
+ Doanh nghiệp B: Lãi 2022 vẫn là 200 tỷ đồng. Vốn hóa hiện tại 1.000 tỷ nên chỉ số P/E = 1.000 / 200 = 5 lần hay E/P = 200 / 1.000 = 20% (Vẫn thế).
Như vậy, nếu tầm nhìn là 2 năm thì A lúc này lại “rẻ” hơn B vì 30% > 20% nên ta lại chọn A thay vì chọn B. Có thể thấy việc “Đắt” hay “Rẻ” đôi khi cũng khá tương đối và không dễ xác định chính xác vấn đề như khi giả định ổn định. Trường hợp như cổ phiếu Doanh nghiệp A thường được gọi trong thực tế là Cổ phiếu Tăng trưởng, “Đắt” ở hiện tại nhưng lại “Rẻ” trong tương lai. Xem thêm: Đổi Diana lấy 4.000 tỷ: Ông Phú đã bán quá rẻ? – Nguồn: CafeF hoặc Link Google Drive – PDF (Nếu Link CafeF “chết”).
—————————————————————
3. Ứng dụng của Chỉ số P/E trong Định giá Cổ phiếu
– So sánh Chỉ số P/E Ngành: Trong Ví dụ ở trên đã có ta những ý nhiệm nhất định về Định giá theo Lợi nhuận – Chỉ số P/E. Khái niệm “Đắt” hay “Rẻ” đôi khi cũng khá tương đối và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một trong những ứng dụng phổ biến thường được áp dụng đầu tiên là cần tính ra Chỉ số P/E hay E/P toàn ngành. Vì khi bằng nhiều Dữ liệu Phân tích khác nhau, giả sử bạn đã đánh giá được Ngành A hay Ngành B gì đó là Ngành có triển vọng tốt khi nắm giữ trong thời gian tới thì những khác biệt giữa các Doanh nghiệp cùng ngành thường không lớn vì cũng chịu những kỳ vọng và rủi ro ngành nhất định. Như vậy công việc ở đây chúng ta cần:
+ Tính Chỉ số P/E toàn Ngành: Ví dụ chả hạn ở đây mình tính Chỉ số P/E ngành Ngân hàng như hình dưới
Ta dễ dàng thấy được Vốn hóa bình quân toàn ngành Ngân hàng – Tháng 4/2023 (Gồm 27 Ngân hàng Niêm yết trên 3 sàn Chứng khoán) là: 1.693.270 tỷ đồng, trong khi Lãi 4 Quý gần đây (Từ Quý 2/2022 đến Quý 1/2023) là: 195.047 tỷ đồng nên P/E hiện tại Ngành là: 1.693.270 / 195.047 = 8,4 lần hay tương đương E/P = 11,9%.
Trường hợp căn cứ vào Kế hoạch Kinh doanh năm 2023 dựa trên Kế hoạch được nêu tại Đại hội Cổ đông Thường niên 2023 của các Ngân hàng thì Lãi 2023 Kế hoạch: 219.906 tỷ đồg nên P/E kỳ vọng 2023 Ngành là: 1.693.270 / 219.906 = 7,45 lần hay tương đương E/P = 13,41%.
Như vậy, nếu căn cứ vào P/E ngành ta có được 1 gợi ý tham khảo để lọc là các Mã có Chỉ số P/E kỳ vọng 2023 < 7,45 lần như các Mã MBB, NAB, VIB, HDB, ACB, TPB, … tất nhiên để chọn tiếp chúng ta sẽ phải chọn dựa trên nhiều tiêu chí khác nữa như: Tỷ lệ Nợ xấu, Tỷ lệ bao phủ nợ xấu, mức độ Tăng trưởng Tín dụng, Thu nhập phi Tín dụng, … nhưng rõ ràng P/E, nhất là P/E kỳ vọng tương lai vẫn là 1 hệ số quan trọng bậc nhất làm căn cứ lựa chọn Cổ phiếu.
– So sánh với Lãi suất Tiền gửi: sẽ được trình bày sau.
—————————————————————
4. Mối quan hệ giữa Rủi ro & Lợi nhuận, Lãi suất Tiền gửi và Nguồn gốc Định giá P/E
(Trình bày sau – Phần riêng cho Khách bên Mình – Mở TK có Tài sản / Giao dịch hoặc Học viên Khóa học Chứng khoán)
—————————————————————
5. Cấu trúc Định giá Cơ bản và Cấu trúc Định giá Tổng quát – Định giá P/E
(Trình bày sau – Phần riêng cho Khách bên Mình – Mở TK có Tài sản / Giao dịch hoặc Học viên Khóa học Chứng khoán)
—————————————————————
6. Cổ phiếu Tăng trưởng – Định giá P/E cao – Cơ sở và Lý luận
(Trình bày sau – Phần riêng cho Khách bên Mình – Mở TK có Tài sản / Giao dịch hoặc Học viên Khóa học Chứng khoán)
—————————————————————
7. Một số Lưu ý Cổ phiếu Tăng trưởng – Thời điểm Theo dõi & Mua Bán
(Trình bày sau – Phần riêng cho Khách bên Mình – Mở TK có Tài sản / Giao dịch hoặc Học viên Khóa học Chứng khoán)
—————————————————————
Các bài viết khác có liên quan
> Chỉ số EPS cơ bản và EPS pha loãng là gì? Cách tính và Ví dụ
> Cách Xác định thời điểm Mua bán Cổ phiếu – Phương pháp Dòng tiền
> Lãi ròng và Vốn chủ sở hữu ròng là gì? Cách tính và Ý nghĩa
—————————————————————
Các bài viết khác có thể bạn quan tâm
> Các bước Tìm hiểu Chứng khoán
> Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán / Dịch vụ Ủy thác Đầu tư Chứng khoán – Đầu tư “Hộ”
> Khóa học Chứng khoán Cơ bản tại Hà Nội / Khóa học Chứng khoán Online
—————————————————————
(Kieu Oanh / Hiep Bui – Tháng 07/2023)