Giới thiệu về chứng khoán

Giới thiệu

Thị trường Chứng khoán Việt Nam tính đến nay đã phát triển được hơn 24 năm với rất nhiều những cột mốc đáng nhớ. Hiện tại đã có rất nhiều Nhà đầu tư xem thị trường này như một kênh đầu tư sinh lời hiệu quả. Bài viết này sẽ giới thiệu về Thị trường Chứng khoán Việt Nam qua các vấn đề: lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức thị Trường Chứng khoán Việt Nam cùng những khái niệm chính về Chứng khoán và Cổ phiếu. Các Vấn đề chính gồm: 

+ Đôi nét Giới thiệu về Thị trường Chứng khoán Việt Nam.
+ Phân loại Chứng khoán ở Việt Nam.
+ Cơ cấu Thị trường Chứng khoán Việt Nam hiện nay.

—————————————————————

Đôi nét Giới thiệu về Thị trường Chứng khoán Việt Nam

Được thành lập và giao dịch ngày đầu tiên từ năm 2000 nhưng phải tới cuối năm 2006, đặc biệt là sau đợt dịch Covid năm 2019 thì hoạt động Giao dịch Chứng khoán ở Việt Nam mới sôi động và được nhiều người biết đến, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Nếu như cuối năm 2019 tổng tài khoản giao dịch ở Việt Nam là 2.3 triệu tài khoản (khoảng 2.4% dân số), thì hiện tại Tháng 11/2024 có tới hơn 9.1 triệu tài khoản, chiếm tới 9% dân số cả nước. Số lượng tăng thêm 4-5 năm qua đã vượt xa số lượng có được của 20 năm trước.

Trong ảnh: Số lượng Tài khoản Chứng khoán Mở mới và Số dư lũy kế qua từng năm trên toàn thị trường (Link gốc ảnh)

Như vậy có thể thấy Chứng khoán ngày càng có sức hấp dẫn với nhiều Nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong tương lai, Chứng khoán sẽ còn nhiều tiềm năng tăng trưởng khi độ minh bạch thị trường, tính pháp lý ngày một hoàn thiện hơn và số lượng Công ty niêm yết trên Thị trường Chứng khoán ngày càng nhiều hơn đi kèm với quá trình huy động vốn.

Đặc biệt trong vài năm tới Việt Nam có thể được chính thức được các tổ chức xếp hạng quốc tế như FTSE, MSCI đánh giá đủ điều kiện nâng hạng lên thị trường mới nổi sẽ thu hút lượng vốn ngoại lớn đến với Thị trường Chứng khoán Việt Nam.

—————————————————————

Phân loại Chứng khoán ở Việt Nam

Về cơ bản hiện nay Chứng khoán ở Việt Nam gồm có 3 mảng chính: Cổ phiếu, Trái phiếu và Chứng chỉ Quỹ. Theo  Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2019 quy định cụ thể như sau:

Cổ phiếu: Là loại Chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần Vốn cổ phần của Tổ chức Phát hành. Cổ phiếu còn được gọi là Chứng khoán Vốn. Chi tiết xem tại đây: Cổ phiếu là gì? Phân loại, Đặc điểm & Ví dụ.

Trái phiếu: Là loại Chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần Nợ của Tổ chức Phát hành. Trái phiếu còn được gọi là Chứng khoán Nợ. Chi tiết hơn tại: Trái phiếu là gì? Phân loại, Đặc điểm & Ví dụ.

Trong ảnh: Quy định về các loại Chứng khoán trong Luật Chứng khoán Số 54/2019/QH14 được ban hành ngày 26/11/2019 (Link gốc ảnh)

Chứng chỉ Quỹ: Là loại Chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của Nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của Quỹ đầu tư Chứng khoán. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại Chứng chỉ Quỹ, để tìm hiểu kỹ hơn bạn có thể xem tại Bài viết: Chứng chỉ quỹ là gì? Phân loại, Đặc điểm & Ví dụ.

– Ngoài 3 loại chính là Cổ phiếu, Trái phiếu và Chứng chỉ Quỹ thì Chứng khoán còn gồm:

+ Chứng quyền, Chứng quyền có Bảo đảm, Quyền mua Cổ phần, Chứng chỉ Lưu ký;
+ Chứng khoán Phái sinh;
+ Các loại Chứng khoán khác do Chính phủ quy định.

Tuy nhiên thực tế những loại Chứng khoán này ít người quan tâm mà đa phần tập trung vào 3 loại kể trên. 

—————————————————————

Cơ cấu Thị trường Chứng khoán Việt Nam hiện nay
Hiện nay Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán. Thị trường Chứng khoản Việt Nam có cơ cấu tổ chức như sau:

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC): Là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ Tài Chính và trực tiếp quản lý giám sát hoạt động Chứng khoán và Thị trường Chứng khoán. UBCK quản lý 3 đơn vị:

+ Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX): Hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ – Con trên cơ sở 2 Công ty con là Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Trong đó 2 SGDCK chuyên quản lý công bố thông tin và các vấn đề giao dịch của thị trường.

Trong ảnh: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Thị trường Chứng khoán Việt Nam (Link gốc ảnh)

+ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo Chứng khoán (SRTC): Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBCK, thực hiện các hoạt động Nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực Chứng khoán, Thị trường Chứng khoán.

+ Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC): Được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) và kế thừa tất cả quyền lợi và trách nhiệm của VSD. VSDC chuyên phục vụ vấn đề thanh toán bù trừ tiền Chứng khoán, các vấn đề quyền Chứng khoán, sở hữu của Nhà đầu tư.

Bên dưới các đơn vị này có 78 Công ty Chứng khoán thành viên với 9.1 triệu Nhà Đầu tư và 44 Công ty Quản lý Quỹ với 405.000 Tài khoản.

Xem thêm: Mạng lưới các Công ty Chứng khoán tại Việt Nam.

Trên đây là đôi nét Giới thiệu về Thị trường Chứng khoán Việt Nam, nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, xin liên hệ lại thông tin theo bảng bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.

—————————————————————

Các bài viết khác có liên quan

> Cổ phiếu Quỹ là gì? Khái niệm, Bản chất và Mục đích
> Trái phiếu là gì? Phân loại, Đặc điểm & Ví dụ
> Chứng chỉ quỹ là gì? Phân loại, Đặc điểm & Ví dụ
> Chứng quyền có Bảo đảm là gì?

—————————————————————

Các bài viết khác có thể bạn quan tâm

> Các bước Tìm hiểu Chứng khoán
Dịch vụ Ủy thác Đầu tư Chứng khoán – Đầu tư “Hộ”
> Khóa học Chứng khoán Cơ bản tại Hà Nội   /   Khóa học Chứng khoán Online

—————————————————————

(Thu Hiên / Hiep Bui – Tháng 12/2024)